Văn hóa - Xã hội

Người ươm những mầm xanh trên đá

16/08/2018 00:00 97 lượt xem

TTTĐT - Trên mảnh đất Đồng Văn, nơi cực Bắc của Tổ quốc, nơi mà đá nhiều hơn đất, đời sống của người dân còn vô cùng khó khăn, một phần do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, một phần do nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Chính vì vậy mà công tác giáo dục được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm nâng cao dân trí cho mọi người dân. Trong những năm qua, chất lượng giáo dục và đào tạo của huyện Đồng Văn đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều giáo viên dạy giỏi điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của Ngành, của huyện được nhân rộng.

 Tiêu biểu trong đó là có cô giáo Nguyễn Thị Thêu;  giáo viên trường Tiểu học xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn. Cô sinh ra và lớn lên tại Ninh Thất, Thành phố Ninh Bình – tỉnh Ninh Bình. Cô cho biết thời gian đầu lên công tác gặp không ít khó khăn: Sự khác biệt về ngôn ngữ, tiếng Việt của học sinh yếu, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, nên ít quan tâm đến việc cho con đi học; các thầy, cô thường xuyên phải xuống thôn, bản tuyên truyền và vận động học sinh đến trường. Cô Thêu tâm sự: Gắn bó lâu rồi, nên thấy yêu nghề và muốn cống hiến hết mình cho nghề dạy học. Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và đồng nghiệp, đặc biệt là ý chí ham học của học sinh đã tiếp thêm sức mạnh cho cô và đồng nghiệp vững niềm tin tiếp tục sự nghiệp “trồng người” trên mảnh đất vùng cao còn nhiều gian khó.

Là người con vùng xuôi lên công tác trong ngành giáo dục vùng khó khăn nơi cực bắc của Tổ quốc, công việc của cô là nuôi dạy các em học sinh lớp 1; trong công tác giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn vì không chỉ dạy mà còn phải dỗ dành, chăm sóc các em bằng chính tình thương yêu của cô giáo. Vì thế bản thân cô luôn mong muốn trở thành giáo viên dạy giỏi để cống hiến cho sự nghiệp trồng người, sự nghiệp giáo dục của quê hương, đất nước; đây cũng là nỗi niềm trăn trở của mỗi thầy, cô giáo.

Trong công tác giảng dạy cô giáo Thêu luôn luôn đảm bảo ch­ương trình giảng dạy như: Xây dựng kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp đầy đủ; kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; Luôn trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; g­ương mẫu trước học sinh, th­ương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

Khảo sát nắm tình hình trình độ học sinh, phân nhóm; hằng tháng đánh giá học sinh em nào có tiến bộ, bổ sung các em vào nhóm có trình độ cao hơn và hướng dẫn học sinh năng khiếu, kèm học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng; kiểm tra sát sao động viên khích lệ kịp thời thúc đẩy các em thi đua phấn đấu học. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh theo tuần, tháng giúp các em tiến bộ trong học tập; luôn nghiên cứu thêm các tài liệu, sách nâng cao, làm thêm những đồ dùng tự tạo để phục vụ cho bài giảng được sinh động hơn. Tham khảo và đưa vào giảng dạy cho học sinh kiến thức nâng cao môn toán và tiếng việt. Trong giảng dạy luôn áp dụng phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới phù hợp với từng đối tượng học sinh.        

Thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh còn nhiều mặt hạn chế, hình thành ý thức tự giác trong học tập ở trường cũng như ở nhà  thường xuyên quan sát để kịp thời biểu dương, nhắc nhở những ưu điểm và hạn chế tạo nên tâm lý phấn khởi cho học sinh trong học tập.

Cô Thêu chia sẻ, để cống hiến cho sự nghiệp trồng người, sự nghiệp giáo dục của quê hương, đất nước; đây cũng là nỗi niềm trăn trở của mỗi thầy, cô giáo và cô tự xác định rằng: Trước hết, là nhà giáo phải có đạo đức nghề nghiệp, chuyên tâm và tâm huyết, tận tụy với công việc, thực sự thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bởi vì, người thầy, người cô có đạo đức nghề nghiệp, có tâm trong sáng, sống đúng mực thì học sinh mới gửi gắm niềm tin và noi theo. Điều không thể thiếu được của một giáo viên đó là, phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, kiến thức xã hội sâu sắc, có cả bề rộng và chiều sâu, có phương pháp giảng dạy khoa học phù hợp với lứa tuổi học sinh, muốn làm được điều này phải không ngừng trau dồi kiến thức, không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, học ở trường, học ở đồng nghiệp, học qua thực tế để rút kinh nghiệm, từ đó hoàn thiện kiến thức và phương pháp dạy học của bản thân. Cô mong muốn trong thời gian tới mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn nữa của chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo dục và Đào tạo huyện, cấp ủy chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương để tiếp tục đưa công tác giáo dục huyện nhà ngày càng phát triển.

Không chỉ thực hiện tốt trong công tác chuyên môn, trong cuộc sống hằng ngày cô Thêu luôn có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, trong sáng, đoàn kết tương thân tương ái đối với đồng chí, đồng nghiệp có tinh thần học hỏi để không ngừng tích luỹ và trau dồi cho bản thân về đạo đức, lối sống cũng như về chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời có ý thức giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp cùng tiến bộ. Có tinh thần xây dựng và giữ gìn khối đoàn kết nội bộ; được đồng nghiệp, nhân dân, học sinh tin yêu, quý trọng. Trong công việc chuyên môn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tham gia đầy đủ các phong trào của nhà trường và cấp trên phát động. Với Sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề của cô Thêu đã được đền đáp: Kết quả, năm học nào cô Thêu cũng có học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện cùng với những nỗ lực, cố gắng trong công tác giảng dạy, các phong trào thi đua; cô Thêu liên tục đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và được Uỷ ban Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng Bằng khen; nhiều năm được nhà trường và cấp trên tặng giấy khen và đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hằng năm.

Chúng tôi nhận thấy rằng, để phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi, tâm huyết với nghề không đơn giản chỉ có điều kiện “cần”; mà phải có đủ cả hai điều kiện “cần” và “đủ” xuất phát từ lòng yêu nghề là cơ sở, nền tảng cho những phẩm chất đạo đức khác, yêu nghề mới có khát vọng tìm kiếm biện pháp cải tiến giảng dạy, Cô giáo Nguyễn Thị Thêu là tấm gương sáng để các đồng nghiệp và các trò noi theo.

 


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập