Văn hóa - Xã hội

Đồng Văn: Bảo tồn nghề chạm bạc thôn Lao Xa xã Sủng Là

17/02/2020 00:00 251 lượt xem

TTTĐT - Trải qua thời gian, nghề chạm bạc vẫn tồn tại và có vị trí nhất định trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Nghề này không chỉ tạo nguồn thu nhập mà còn là bản sắc văn hóa riêng có của người Mông. Những năm gần đây cùng với việc quảng bá hình ảnh du lịch huyện nhà, huyện Đồng Văn cũng tích cực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch trong đó có nghề Chạm Bạc tại thôn Lao Sa xã Sủng Là.

Từ lâu, hình ảnh các cô gái Mông đeo trên mình những chiếc vòng bạc được trang trí nhiều hoa văn, chạm trổ lớn nhỏ, hình thức đẹp mắt đã là đặc trưng và là nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của người dân tộc Mông trên vùng cao huyện Đồng Văn Cách trung tâm xã Sủng Là khoảng 3 km, thôn Lao Sa còn được nhiều du khách biết đến bởi vẻ đẹp hoang sơ, cùng nghề Chạm bạc truyền thống có từ lâu đời. Hiện nay, thôn Lao Sa chỉ còn khoảng 3 - 5 hộ gia đình còn biết và theo nghề chạm bạc truyền thống. Một trong những gia đình đến nay vẫn giữ nguyên cách làm bạc và duy trì đến thời điểm hiện tại là gia đình ông Mua Sè Sính, ông Sính làm nghề đúc bạc đến nay trên 50 năm, ông biết làm nghề đến nay là do cha ông truyền lại, đến nay gia đình ông đã làm được 5 đời.                                         

       Ông Mua Sè Sính là một trong những người  còn lưu giữ được trọn vẹn nghề đúc bạc tại thôn Lao Sa xã Sủng Là 

          Để tạo được một sản phẩm hoàn chỉnh như vòng cổ, vòng tay, phải trải qua các công đoạn như gò thanh bạc cho nhỏ rồi nấu tan chảy ở nhiệt độ cao, đổ vào khuôn tạo thành thanh thẳng dài sau đó mài, chuốt cho bóng, sau đó tạo hình cho sản phẩm,  các sản phẩm mà gia đình ông làm ra chủ yếu người dân tự đến mua, còn vào những ngày chợ con trai ông mang ra chợ bán. Theo gia đình ông Sính, việc buôn bán nhộn nhịp nhất là trong dịp đầu năm mới khi mùa cưới đến. Theo quan niệm, khi các cô gái dân tộc Mông đi lấy chồng không thể thiếu được chiếc vòng cổ, nhẫn, bông tai đeo trên người, đây là nét văn hóa truyền thống của đồng bào nơi đây, mỗi sản phẩm làm ra có giá trị khác nhau, tùy thuộc vào vật liệu làm ra, như vòng tay, nhẫn… dao động khoảng 150.000 nghìn cho đến 300.000 nghìn đồng, cũng có những món đồ lên đến cả trên 20 triệu đồng.  

Nung chảy để tạo khuôn hình cho bạc

Cùng với sự  phát triển, trang thiết bị máy móc được đưa vào sử dụng, việc làm ra các sản phẩm cũng đẹp và bắt mắt hơn trước đây, tiết kiệm thời gian, mỗi gia đình làm nghề đúc bạc bình quân thu nhập từ 7 triệu đến 9 triệu đồng. Để lưu truyền và phát triển mạnh hơn nữa nghề đúc bạc đối với các cấp, cách ngành, chính quyền địa phương cũng luôn tuyên truyền vận động việc lưu truyền, quảng bá hình ảnh và hỗ trợ các chương trình chính sách đối với các hộ dân nhằm bảo tồn và phát huy nghề đúc bạc trên địa phương hiện nay. Từ đó sẽ gìn giữ và phát huy duy trì nghề làm đúc bạc truyền thống mở ra cơ hội phát triển và được nhiều người biết đến.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập