Văn hóa - Xã hội

Nét đẹp lễ Hội văn hóa truyền thống dân tộc Mông huyện Đồng Văn

24/02/2020 00:00 149 lượt xem

TTTĐT - Một mùa Xuân mới lại về, sắc hoa Đào, hoa Mận trên CNĐ đang nở rộ, trên khắc các nẻo đường bà con nhộn nhịp vui xuân, trong những ngày từ 26/01 đến ngày 29/01/2020 (tức ngày 2 đến ngày 5 tết) tại xã Sà Phìn TTVHTT&DL huyện Đồng Văn đã phối hợp với UBND xã Sà Phìn tổ chức lễ Hội Gàu Tào và các trò chơi dân gian của Dân tộc Mông đã thu hút đông đảo bà con các xã lân cận cũng như du khách trong nước và Quốc tế đến giao lưu và trải nghiệm.

Lễ Hội Gầu Tào là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày. Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông.                           

Một số tiết mục trong phần thi năng khiếu tại Lễ hội Gầu Tào

Đây là sinh hoạt tín ngưỡng gồm hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ có những nghi thức thể hiện bản sắc văn hoá của người Mông. Phần lễ bắt đầu bằng việc chuẩn bị lễ vật cúng thần như: thủ lợn, giấy tiền, ngô, thóc, xôi, rượu… Ngoài ra, nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây Nêu, bởi chính nghi lễ này báo hiệu cho mọi người biết gia chủ đang tổ chức lễ hội Gầu Tào. Tại địa điểm dựng Nêu cũng dựng hai cọc gỗ to, cao, bên trên buộc một xà ngang dùng để treo chùm ngô và thóc, tượng trưng cho việc cầu sự no ấm của gia chủ. Cây Nêu là một cây tre cao vút, có nhiều lá, được trang trí thêm cờ ở xung quanh với nhiều sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng... Khi dựng xong cây Nêu, gia chủ và thầy cúng sẽ làm lễ cúng ở ngay chân cột cây Nêu, mời tổ tiên và các thần linh về dự. Nội dung lời khấn của thầy cúng thể hiện mong ước của gia chủ về sự bình an, giàu có, xin các thần linh phù hộ cho có con, mọi thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh, kế tục tốt việc làm ăn.  

Chị Chandler Thiel một du khách đến từ nước Mỹ chia sẻ: chúng tôi ở đây chào đón năm mới, tất cả mọi người trông rất đẹp trong bộ trang phục của họ và tất cả các màu sắc, chúng tôi rất thíc các trò chơi, dù rất khó, mọi người ở đây đều rất tốt và rất thân thiện, chúng tôi rất thích nhìn mọi người ăn cùng nhau, uống cùng nhau chào đón năm mới rất hạnh phúc

Phần hội diễn ra với các nội dung như: thi trình diễn trang phục  truyền thống dân tộc Mông; thi dân ca, dân vũ; Triển lãm tranh tuyên truyền văn hóa truyền thống và NTM; thi các trò chới dân gian như Đánh Sảng, Đánh Yến, Đập bóng, Chọi gà, cắt mía; hát giao duyên. 

Lễ hội được tổ chức, nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung và dân tộc Mông nói riêng, thông qua các hoạt động văn hóa truyền thống nhằm tuyên truyền đến bà con nhân dân nâng cao nhận thức về việc bản tồn, giữ gìn và phát huy tính trao truyền nối tiếp cho các thế hệ mai sau, là dịp để quản bá, giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Mông đến với du khách trong và ngoài nước, lễ hội đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách và bà con các dân tộc trên địa bàn huyện Đồng Văn.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập