Kinh tế

Hội nghị tổng kết mô hình sản xuất giống lợn địa phương, ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học và kết quả trồng nghệ xen ngô năm 2018

29/01/2019 00:00 129 lượt xem

TTTDT - Chiều ngày 28/1, Phòng NN&PTNT huyện Đồng Văn vừa tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình sản xuất giống lợn địa phương, ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học và kết quả trồng nghệ xen ngô năm 2018. Dự hội nghị có TT UBND huyện; lãnh đạo các phòng, ban, ngành của huyện, lãnh đạo và cán bộ khuyến nông 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện

 Mô hình sản xuất giống lợn địa phương, ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trên địa bàn huyện Đồng Văn với quy mô 18 con lợn giống “Tiêu chuẩn là giống bố mẹ” với thời gian thực hiện 1 năm từ tháng 10/2017 – 12/2018 được thực hiện trên 02 hộ, trong đó phương thức đầu tư là Nhà nước và nhân dân cùng làm, nguồn kinh phí hỗ trợ giống lợn sinh sản địa phương, nhà nước hỗ trợ 50% thức ăn, thuốc thú y, đệm lót sinh học từ nguồn kinh phí đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, các hộ thực hiện mô hình đối ứng 50% thức ăn tinh, vật tư kinh phí xây dựng chuồng theo quy trình, để duy trì con giống đảm bảo chất lượng mô hình thu hồi lại con giống ban đầu 18 con từ 20-30kg để luân chuyển cho các hộ khác chăn nuôi, Kết quả đạt được đối với mô hình: đàn lợn mẹ, lợn con chăn nuôi trên nền chuồng đệm lót khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt…làm tiêu phân do đó mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi không còn; bên cạnh đó giúp cho nông dân tiết kiệm 80% nước trong chăn nuôi, 60% nhân lực và 10% thức ăn vi; Tỷ lệ sinh lợn con từ 0,9 kg/con, sau 45 – 50 ngày tuổi đã xuất được chuồng nhanh hơn 10-15 ngày chăn nuôi truyền thống; Về hiệu quả kinh tế: Với có tổng số lợn con sinh 2 lứa-năm, mô hình thực hiện đã sinh được 208 con, giá trị kinh tế chênh lệch từ 15-16 triệu/năm so với nuôi truyền thống, trong đó mỗi hộ thực hiện sẽ được lợi nhuận được 65-70 triệu đồng/năm.
Tại hội cũng đã đánh giá kết quả mô hình trồng thử nghiệm cây Đương quy 2017-2018 và trồng nghệ đỏ xen ngô vụ xuân năm 2018, Theo đó, Mô hình trồng thử nghiệm cây Đương quy với quy mô thực hiện là 04ha/03 xã, thị trấn/14 hộ, thời gian thực hiện là 12 tháng, Trạm Khuyến nông cũng đã tổ chức tập huấn cho 50 lượt người với hình thức cầm tay chỉ việc qua các giai đoạn gieo ươm, trồng, chăm sóc, thu hoạch. Kết quả nang suất thực thu dự kiến ước đạt 10,5 tấn/ha về lợi nhuận, kết quả cho thấy giá trị kinh tế trên 01 đơn vị diện tích trồng cây Đương quy cho lợi nhuận từ 50-54 triệu đồng/ha, so với trồng ngô gối vụ hoa mầu lợi nhuận chênh lệch hơn 30 triệu đồng, đồng thời khai thác triệt để trên một đơn vị diện tích đất canh tác đạt 48-50 triệu/ha; về mô hình trồng nghệ đỏ xen ngô vụ Xuân năm 2018, mô hình với quy mô thực hiện là 6.2ha/12.372kg giống/11 xã/22 hộ, với phương thức Nhà nước đầu tư hỗ trợ 100% giống từ Chương trình 135 của năm 2018; kết quả cây nghệ trồng không ảnh hướng đến năng suất ngô, và hiện nay cây nghệ đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực Dược phẩm và chăm sóc sức khỏe con người nên được thị trường đang có nhu cầu tiêu thụ lớn, về năng suất nghệ thực thu đạt 12,4 tấn/ha, giá trị kinh tế trên 01 đơn vị diện tích trồng cây nghệ xen ngô cho lợi nhuận từ 27-30 triệu đồng/năm. Từ đó có thể khẳng định việc triển khai thực hiện các mô hình trên là phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội, và môi trường, có khả năng nhân rộng ra các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập