Kinh tế

Hiệu quả từ tổ may mặc trang phục dân tộc Minh Khoa tại xã Sảng Tủng huyện Đồng Văn

23/06/2015 00:00 228 lượt xem

TTTĐT - Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong địa bàn huyện Đồng Văn, Hội LHPN huyện Đồng Văn đã phối hợp với Hội LHPN tỉnh Hà Giang và Công ty TNHH Cơ điện Minh Khoa - thành phố Hồ Chí Minh thành lập “Tổ may mặc trang phục dân tộc Minh Khoa” tại xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Việc thành lập tổ may trang phục dân tộc Minh Khoa nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong khởi sự kinh doanh nhỏ và tăng thu nhập cho gia đình hội viên, phụ nữ đối với xã Sảng Tủng nói riêng và trên địa bàn huyện Đồng Văn nói chung, góp phần xóa đói giảm nghèo và giữ gìn bản sắc dân tộc thông qua việc thành lập “Tổ may mặc trang phục dân tộc Minh Khoa” chuyên may trang phục dân tộc để bán ra các chợ xã, huyện và một số chợ vùng lân cận khác.

Tổng số vốn được hỗ trợ 50.000.000đ, mức vay 5.000.000đ/hộ, không lãi suất, thời hạn vay 3 năm (sau 3 năm sẽ thu hồi vốn và luân chuyển cho nhóm phụ nữ khác vay); mục đích vay là mua máy may công nghiệp; Tổ may được thành lập từ tháng 01 năm 2015; Hội LHPN huyện đã ban hành Quyết định và Quy chế hoạt động cụ thể đối với tổ may; Khi chưa có tổ may trang phục Minh Khoa các hộ gia đình chỉ biết nhận may thuê cho một số hộ có sản phẩm bán sang cửa khẩu Phố Bảng, thời gian làm việc nhiều trong khi đó tiền công rẻ mạt, mỗi sản phẩm được thuê may chỉ được 2 - 3 nghìn đồng/01 sản phẩm. Nhưng từ khi tổ may trang phục dân tộc Minh Khoa được thành lập. Hội LHPN huyện đã cùng với Đảng ủy xã, Hội LHPN xã tích cực tuyên truyền vận động các hộ gia đình tham gia vào tổ may mặc và đã có 10 hộ gia đình tham gia, qua 6 tháng tổ may trang phục dân tộc Minh Khoa đã dần đi vào hoạt động, các sản phẩm được bán ra tại các phiên chợ trong huyện như: Phố Cáo, Sà Phìn…mức thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình từ 4.000.000đ - 5.000.000đ/tháng/hộ, chính vì vậy tổ may trang phục dân tộc Minh Khoa đã từng bước cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình cho hội viên, phụ nữ và đến nay nhận thấy được hiệu quả từ Tổ may mặc, nhiều hộ gia đình đã tự nguyện xin tham gia vào tổ và hiện nay đã có 20 hộ gia đình tham gia.
 
Mô hình sẽ được Hội LHPN huyện duy trì và nhân rộng ra các hộ gia đình hội viên, phụ nữ tại các xã, thị trấn khác, nhằm từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện, tạo thêm công ăn việc làm cho chị em hội viên, phụ nữ trong lúc nông nhàn; nâng cao đời sống kinh tế cho các hộ gia đình./.

Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập