Kinh tế

Kỳ II: Thương hiệu mật ong Bạc hà không thể bị "đánh cắp"

14/10/2016 00:00 230 lượt xem

Câu chuyện đàn ong ngoại từ nơi khác đến tranh mật không chỉ khiến cho đàn ong nội có nguy cơ suy giảm về số lượng mà còn khiến cuộc sống mưu sinh của người nuôi ong ở miền đá rơi vào thế... bấp bênh. Đặc biệt, sản vật mật ong Bạc hà được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cũng đang phải đối mặt với nguy cơ mất thương hiệu khi có hiện tượng giả nhãn mác, gây mất niềm tin người tiêu dùng. Trước tình trạng đó, người nuôi ong đang quyết tâm không để thương hiệu bị “đánh cắp”. Nghề nuôi ong sinh kế của người dân Cao nguyên đá

 Loài hoa dại và sản vật của đất trời

Nhắc tới các sản vật ở Hà Giang không thể không nhắc tới mật ong Bạc hà – loại mật được xem là tinh túy của đất trời Cao nguyên đá (CNĐ). Đối với những người nuôi ong nơi đây, loài hoa Bạc hà không chỉ tạo nên loại mật “độc nhất vô nhị” mà còn giúp họ có thêm động lực để bám trụ ở mảnh đất biên cương.

xanh, vị ngọt dịu, sánh đặc cùng hương thơm đặc biệt. Không giống như các loại mật ong khác, mật o­ng Bạc hà quý ở chỗ được sản xuất từ nguồn mật nguyên chất, ong nuôi theo phương pháp truyền thống trên vùng nguyên liệu thức ăn hoàn toàn tự nhiên, chủ yếu là mật của cây hoa Bạc hà mọc hoang dại; mật có hương vị độc đáo, có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe và chữa bệnh.Sản phẩm mật ong Bạc hà được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ KH Nếu như một số địa phương khác, vào “Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật” thì đối với người nuôi ong ở CNĐ, tháng 10, khi cái lạnh bao trùm những dải đá tai mèo mới là thời điểm loài ong đi lấy mật. Bởi khi đó, loài hoa dại Bạc hà chỉ mọc duy nhất ở đây mới trổ hoa. Theo kinh nghiệm của người nuôi ong, khi cánh hoa thấm đủ sương đêm, đến sáng có nắng ấm sẽ tiết mật. Đó cũng là điều kiện lý tưởng để loài ong tạo nên những những giọt mật đặc trưng màu vàng&CN cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vào tháng 3.2013, trở thành sản phẩm mật ong đầu tiên của Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận CDĐL. Qua đó, giá thành loại mật ong này được nâng cao, có giá từ 400 – 600 nghìn đồng/lít. Nhận thấy giá trị kinh tế từ nghề nuôi ong, nhiều gia đình đã tham gia nuôi với quy mô lớn. Đến nay, toàn tỉnh có trên 27.800 đàn ong (tăng hơn 8.000 đàn so với năm 2011); sản lượng mật thu hoạch ước đạt 136,8 tấn. Trong đó, đàn ong mật tại 4 huyện vùng CNĐ đã được cấp Giấy chứng nhận CDĐL có gần 20.000 tổ, chiếm 70% tổng đàn ong của tỉnh; sản lượng mật ước gần 90 tấn.

Một trong những địa chỉ có sản phẩm mật ong Bạc hà chất lượng phải kể đến HTX Tuấn Dũng ở huyện Mèo Vạc. Đây là cơ sở được Cục sở hữu trí tuệ cấp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể mật ong Bạc hà Mèo Vạc. Anh Thèn Văn Hải, Giám đốc HTX Tuấn Dũng cho biết: “Hiện HTX nuôi 2.350 tổ ong và bao tiêu cho trên 150 hộ có sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn chất lượng; tạo việc làm thường xuyên cho gần 30 lao động địa phương. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện nay HTX đang tiếp tục xây dựng dự án chế biến mật ong để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú. Mặt khác, hợp tác với Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên để nghiên cứu, sản xuất và lắp đặt dây chuyền công nghệ hạ thủy phần (giảm tỷ lệ nước trong mật ong) nhằm xử lý mật ong đảm bảo chất lượng cũng như tăng thời gian bảo quản... Tuy nhiên, những người nuôi ong ở địa bàn CNĐ như chúng tôi đang chịu cảnh “một cổ hai tròng” khi vừa chịu cạnh tranh từ con ong ngoại, vừa đảm bảo thương hiệu không bị phá vỡ”.

Hoa Bạc hà – loài hoa làm nên thương hiệu mật ong Bạc hà Cao nguyên đá.

Hoa Bạc hà – loài hoa làm nên thương hiệu mật ong Bạc hà Cao nguyên đá.

Quyết tâm bảo vệ thương hiệu

Mật ong Bạc hà hiện nay đã vang danh khắp trong và ngoài nước. Do sản phẩm được sản xuất theo quy trình tự nhiên, chất lượng cao nên giá bán của loại mật ong này cũng cao hơn so với các loại mật khác. Lợi dụng thương hiệu, đã có một số cá nhân giả nhãn mác để thu lợi bất chính. Mới đây, cơ quan quản lý thị trường ở TP Hà Giang đã phát hiện 72 chai mật ong mang nhãn hiệu mật ong Bạc hà CNĐ Đồng Văn có dấu hiệu giả mạo. Quá trình kiểm tra, chủ của số sản phẩm này đã khai nhận mật ong được mua trôi nổi trên thị trường, sau đó được đóng vào chai và tự ý đặt in nhãn mật ong Bạc hà CNĐ Đồng Văn của HTX Tuấn Dũng.

Không những vậy, theo thông tin của một số người nuôi ong nội trên vùng CNĐ, những người nuôi ong ngoại mang ong đến đặt ong trên địa bàn đã không tuân thủ quy trình nuôi tự nhiên, thúc đường để nhanh lấy mật; không những vậy, một số cá nhân đã chở mật ong từ nơi khác đến rồi trộn với mật ong đang nuôi để “rao” bán mật ong CNĐ. Như vậy, thương hiệu mật ong Bạc hà CNĐ bị “đánh cắp” một cách trắng trợn ngay trên vùng CDĐL. Trên thực tế, CDĐL mật ong Bạc hà Mèo Vạc có nêu rõ sử dụng duy nhất giống ong nội; mặt khác, năm 2014, Bộ KH&CN đã phê duyệt Dự án “Quản lý và phát triển CDĐL Mèo Vạc dùng cho sản phẩm mật ong Bạc hà tỉnh Hà Giang” với mục tiêu nghiên cứu và xây dựng mô hình tổ chức quản lý và phát triển CDĐL đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp cho người sử dụng chỉ dẫn. Thế nhưng, trước tình trạng “xáo trộn” như hiện nay, niềm tin của người tiêu dùng bị lung lay là trông thể tránh khỏi.

Để bảo vệ thương hiệu, cũng như bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, những người nuôi ong tại 4 huyện vùng cao đã thành lập Hội sản xuất, kinh doanh mật ong CNĐ để đảm bảo có sự liên kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển thương hiệu mật ong Bạc hà bền vững. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại; thay đổi tem nhãn... nhằm nâng cao uy tín, danh tiếng của mật ong Bạc hà. Anh Ngô Mạnh Cường, Chủ tịch Hội sản xuất, kinh doanh mật ong CNĐ cho biết: “Việc thành lập Hội giúp cho những người nuôi ong có điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô và tăng thu nhập. Bởi trong cơ chế thị trường, những người nuôi ong bản địa luôn gặp phải bất lợi do quy mô sản xuất nhỏ, dễ bị ép giá hoặc gặp rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm”.

Nhằm đảm bảo sinh kế cho người nuôi ong, trong một Hội nghị mới được tổ chức gần đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến yêu cầu 4 huyện vùng cao phía Bắc thống nhất chỉ có một loại nhãn mác và chỉ bán một giá theo tỷ lệ dung tích của sản phẩm mật ong. Đồng thời, giao các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ khai thác, CDĐL; phối hợp hướng dẫn phát triển đàn ong; có giải pháp giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phầm mật ong Bạc hà; kiểm tra sản phẩm, phân tích thị trường, thống nhất việc tăng, giảm giá theo từng quý cho hợp lý; quản lý, xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng trái phép nhãn mác mật ong của địa phương,... qua đó để giữ vững chất lượng, thương hiệu mật ong Bạc hà nhưng vẫn đảm bảo Thông tư số 25 của Bộ NN&PTNT.

 

Kỳ III: Tiếp thêm động lực cho dân nghèo


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập